!-- Facebook Pixel Code -->
xyz
àegeergheg
ágrgrhr
RE therapy

Hội thảo "Ứng dựng ion trị liệu tại Việt Nam" tại bệnh viện Bạch Mai thu hút hơn 150 học viên tham dự

Ion trị liệu là một dạng đặc biệt của điện trị liệu, được phát triển vài chục năm gần đây nhờ sự tiến bộ của công nghệ chế tạo thiết bị điện - điện tử, cùng với những quan niệm mới về mối quan hệ tương tác giữa cơ thể sống và môi trường xung quanh.

Ion trị liệu được ứng dụng tại Việt Nam từ những năm 70 và 80 của thế kỷ trước. Bắt đầu từ các bệnh viện của quân đội, như bệnh viện 108, bệnh viện 103, bệnh viện 175 và một số các bệnh viện khác.

Ngay từ những năm 1980, các bác sĩ của bệnh viện 108 kết hợp với các nhà khoa học thuộc Đại học Kỹ thuật Quân sự, Bộ Quốc phòng đã nghiên cứu và chế tạo ra các thế hệ máy điều trị ion tĩnh điện đầu tiên để sử dụng trong các bệnh viện của quân đội và cộng đồng.

Hiện nay có ba dạng điều trị phổ biến bằng ion hay được ứng dụng là: điều trị bằng tĩnh điện trường (Franklinisation), điều trị bằng ion khí (Aeroionisation) và điều trị bằng ion tĩnh điện (Ionotherapy).

Nhằm giúp các bác sỹ, kỹ thuật viên cập nhật kiến thức về chuyên ngành Phục hồi chức năng, ngày 06/09/2018, Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến phối hợp cùng Trung tâm Phục hồi chức năng - Bệnh viện Bạch Mai tổ chức khóa đào tạo “Ứng dụng Ion trị liệu tại Việt Nam”. Giảng viên của khóa đào tạo là PGS.TS Nguyễn Trọng Lưu – Chủ nhiệm khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng, Bệnh viện trung ương quân đội 108 và Ông Toyoji Shimada – chuyên gia đến từ Nhật Bản. Khóa học đã thu hút hơn 150 bác sĩ, kỹ thuật viên đến từ 100 cơ sở y tế trên toàn quốc, trong đó có nhiều học viên là lãnh đạo bệnh viện chuyên ngành Phục hồi chức năng, điều này cho thấy sự quan tâm đặc biệt đến kỹ thuật Ion trị liệu.

 Phát biểu khai mạc, PGS.TS Lương Tuấn Khanh – Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng, Bệnh viện Bạch Mai đánh giá cao vai trò của Ion trị liệu cũng như bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến các giảng viên và học viên tham dự. 
 

Ảnh 1. PGS.TS Lương Tuấn Khanh – Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai phát biểu khai mạc hội thảo


Tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Trọng Lưu đã chia sẻ: Từ lâu người ta đã nhận thấy tác dụng của tình trạng ion hoá của khí quyển đối với sức khỏe. Khi tình trạng này thay đổi (dông bão, sấm sét...) sẽ dễ xuất hiện các trạng thái rối loạn, khó chịu như rối loạn tim mạch, tuần hoàn, rối loạn thần kinh thực vật... Nhiều nghiên cứu đã cho thấy trong khí quyển luôn tồn tại hai loại ion khí âm (-) và dương (+) với tỷ lệ xấp xỉ nhau hoặc hơi âm một chút. Tỷ lệ ion âm/ dương là 1-1,2 lần. Ngoài ra, còn có các ion chất lỏng và ion chất rắn (hạt sương, hạt bụi nhỏ tích điện). Các ion khí được gọi là ion nhẹ; các ion chất lỏng và chất rắn gọi là ion nặng. Các ion nhẹ thường nhiều hơn ion nặng, nhất là ở vùng núi cao, ở đồng bằng hay vùng ven biển và có ảnh hưởng tốt đối với sức khỏe. Trái lại, ở nơi đô thị đông người, nhà cửa ẩm thấp tối tăm, trong xưởng máy, đường phố ùn tắc xe cộ... số lượng ion âm ít đi, ion dương nhiều lên tới gấp 3-5 lần, ion nặng chiếm phần lớn, vì vậy có ảnh hưởng xấu rõ rệt đến hoạt động của con người, như làm việc chóng mệt, không tập trung tư tưởng, phản xạ chậm, rối loạn thần kinh thực vật (nhức đầu, mất ngủ, huyết áp dao động...).
 

 

 


Ảnh 2. PGS.TS Nguyễn Trong Lưu chia sẻ về “ Ứng dụng Ion trị liệu tại Việt Nam”

 

Cũng trong khóa đào tạo này, chuyên gia Toyoji Shimada đến từ công ty RELTEC – Công ty sản xuất thiết bị y tế Nhật Bản dựa vào "công nghệ khử electron" độc nhất - đã cung cấp nhiều kiến thức mới về kỹ thuật Ion trị liệu, ứng dụng kỹ thuật trên thế giới, hiệu quả trọng điều trị: RELTEC sản xuất hai loại máy tạo ion âm dùng cho hoạt động chống oxi hóa trên các cơ thể sống giống thiết bị trị liệu điện tử. Các electron của ion âm được đưa vào cơ thể sống qua các cơ quan hô hấp và chống oxy hóa, phù hợp với việc cải thiện sức khỏe của những người khỏe mạnh và thiết bị khử electron phù hợp với những người bệnh. RELTEC đã xác nhận về ba tác dụng của máy tạo ion âm đó là “tăng lưu lượng máu ngoại vi”, ”chống oxi hóa” và “khử mùi”.

 

 


Ảnh 3. Ông Toyoji Shimada chia sẻ về “Phương pháp trị liệu khử electron

 

Ngoài báo cáo của 02 giảng viên, tại phần thảo luận các học viên, còn có cơ hội được trao đổi, chia sẻ  những thắc mắc trong việc ứng dụng ion trị liệu tại Việt Nam. Phần thảo luận diễn ra rất hăng say, sôi nổi, thậm chí kéo dài đến hơn 12h trưa vẫn thu hút đông đảo học viên.

 

 

Ảnh 4. Thảo luận, giải đáp ý kiến của các học viên tham dự

 

Khóa đào tạo đã kết thúc thành công, để lại nhiều ấn tượng với học viên về kiến thức, kỹ năng của các giảng viên, cũng như công tác tổ chức và quản lý đào tạo của Bệnh viện Bạch Mai. Hy vọng, trong thời gian tới, Bệnh viện Bạch Mai sẽ tiếp tục tổ chức nhiều khóa học trong lĩnh vực Phục hồi chức năng hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong việc cập nhật kiến thức của chuyên ngành này.

Tài liệu tham khảo các anh/chị học viên vui lòng tải về tại đây:

1. Dich phat bieu Mr.Toyoji SHIMADA.docx

2. 
ION TRI LIEU (PGS LUU 5-9-2018).ppt

Nguồn trích dẫn: bachmai.edu.vn

 

Bài viết liên quan

Facebook icon

Facebook